Thông tin thuốc

Cách dùng gentamicin
[ Cập nhật vào ngày (09/08/2021) ]


THÔNG TIN THUỐC

Cách dùng gentamicin

 

  1. Dược động học của Gentamicin qua các đường dùng:

Đường dùng

Sinh khả dụng (F)

Thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax)

Hạn chế

Tiêm tĩnh mạch

100%

30 phút

Tiêm mạch chậm trên 3 phút.

Tiêm tĩnh mạch trực tiếp tạo nồng độ cao đột ngột trong máu gây liệt cơ hô hấp è suy hô hấp

( ADR: 1/100-1/1000) [1],[2],[5]

Tiêm truyền tĩnh mạch

100%

30 phút

Pha loãng: 50-200ml NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%, truyền trong 30-60 phút.

Dùng ngay sau khi pha, có thể bảo quản ở 2-80 C trong 24 giờ; dung

dịch sau pha loãng ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng [1],[2],[3].

Tiêm bắp

~ 100%

30-60 phút

Liều ≥ 4ml nên tiêm ở các vị trí khác

Nhau. [1]

Hấp thu bị hạn chế trong tình trạng sốc, sự tưới máu giảm, hoặc ở người bệnh tăng thể tích dịch ngoại tế bào, hoặc giảm độ thanh thải của thận bao gồm cả cổ trướng, xơ gan, suy tim,  suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh nhày nhớt và có thể trong bệnh bạch cầu [2].

 

  • Khoảng trị liệu hẹp: 2-10 mcg/ml. Vì khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc của gentamicin tương đối nhỏ, do đó đòi hỏi phải có sự theo dõi cẩn thận [2].

 

  1. Chế độ liều:

 

Nhiều lần trong ngày (MDD)

Một lần trong ngày (ODA)

Số lần dùng

3 lần /ngày

1 lần / ngày

Đường dùng

- Tiêm bắp.

- Tiêm tĩnh mạch chậm trên 3 phút.

- Tiêm truyền tĩnh mạch

Tiêm truyền tĩnh mạch

Hạn chế

- Không tạo được nồng độ cao trong máu è chưa phù hợp với PK/PD.

- Thời gian thuốc có mặt trong máu dài nên tăng tác dụng phụ.

Tránh dùng ở các đối tượng [4]:

- Bỏng > 20% diện tích da.

- Cổ trướng, PNCT.

- Clcr<40ml/phút

- Dùng với mục đích tạo đồng vận với kháng sinh khác.

Ưu điểm

Dễ thực hiện: tiêm bắp.

 

- Tạo được nồng độ cao trong máu, phù hợp PK/PD: kháng sinh phụ thuộc nồng độ-thời gian hậu kháng sinh kéo dài [1].

- Giảm số lần tiêm.

- Giảm thời gian thuốc có mặt trong máu nên giảm tác dụng phụ [2],[4].

 

  1. Cách tính liều [2]:

Do thuốc có thể tích phân bố nhỏ Vd = 0.3 l/kg nên thuốc phân bố chủ yếu ở dịch ngoại bào. Nồng độ thuốc trong máu cũng có thể tăng ở những người béo phì (người có thể tích ngoại tế bào thấp liên quan đến trọng lượng cơ thể) và trong người bệnh thiếu máu. Xác định trọng lượng cơ thể để tính liều: Dùng trọng lượng cơ thể lý tưởng (IBW) để xác định liều (mg/kg/liều) chính xác hơn là dùng tổng trọng lượng cơ thể (TBW).        

      Đối với người bệnh béo phì (TBW >30% IBW) có thể dùng cân nặng để tính liều theo công thức sau:

  • Cân nặng hiệu chỉnh (AjBW) = IBW + 0,4 (TBW-IBW).

            Người bệnh suy thận:

  • Dùng chế độ liều MDD: Được điều chỉnh theo Clcr như sau:
    • Clcr ≥ 60 ml/phút: Cách 8 giờ/lần.
    • Clcr : 40 - 60 ml/phút: Cách 12 giờ/lần.
    • Clcr :20 - 40 ml/phút: Cách 24 giờ/lần.
    • Clcr < 20 ml/phút: Liều nạp (tấn công), sau đó theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.
  • Dùng chế độ liều OAD: Khoảng thời gian cho thuốc phải nới rộng (cách 48 giờ/lần) đối với người bệnh có Clcr: 30 - 59 ml/phút và/ hoặc điều chỉnh liều dựa theo nồng độ thuốc trong huyết thanh.

 

  1. Tương kỵ [2]
  • Aminoglycosid bị mất hoạt tính in vitro bởi nhiều loại penicilin và cephalosporin do tương tác với vòng beta-lactam;.
  • Gentamicin tương kỵ với furosemid, heparin, natri bicarbonat và một vài dung dịch dinh dưỡng dùng ngoài đường tiêu hóa.
  • Gentamicin có phản ứng với các chế phẩm có pH kiềm hoặc với các thuốc không ổn định ở pH acid.
  • Không được trộn lẫn gentamicin và các aminoglycosid với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hoặc trong cùng một dịch truyền và không được tiêm chung cùng một đường tĩnh mạch. Khi các aminoglycosid được tiêm phối hợp với một beta-lactam thì phải tiêm ở những vị trí khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

  1. BYT (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, NXB y học.
  2. BYT (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam lần 2, NXB Y học.
  3. Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc.
  4. Nguyễn Tuấn Dũng, Lê Minh Hùng (2018), Dược động học vancomycin và aminoglycosid trong thực hành lâm sàng, NXB y học.
  5. Injectable drugs guide, p.383-391.

 

TM. ĐƠN VỊ

THÔNG TIN THUỐC

(Đã ký)

DS. Lê Hồng Du

TRƯỞNG KHOA DƯỢC

 

(Đã ký)

DS. Phùng Thị Thanh Phượng

P.GIÁM ĐỐC

 

(Đã ký)

Trần Ngọc Điệp

 




Tập tin đính kèm

LÊ HỒNG DU Theo ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC - TTYT HUYỆN THOẠI SƠN




Thông báo


Tìm kiếm

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO