Thông tin thuốc

Hướng dẫn sử dụng Insulin
[ Cập nhật vào ngày (09/08/2021) ]


TTYT HUYỆN THOẠI SƠN

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                 

Số:  03/TTT-ĐVTTT

Thoại Sơn, ngày 10 tháng 05 năm 2021

                            

 

THÔNG TIN THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Hướng dẫn sử dụng Insulin

 

 
 

 

 

 

  1. DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ
    1. Phân loại

 

Loại insulin

Đơn vị

Khởi đầu tác dụng

Đỉnh tác dụng

Thời gian
tác dụng

Thời điểm dùng thuốc

Thời gian bảo quản sau khi mở nắp

Analog-

tác dụng nhanh

aspart (Novorapid FlexPen)

U

5-15 phút

30-90 phút

3-4 giờ

Dùng ngay (trong vòng 5 -10 phút)

trước bữa ăn

28 ngày

lispro

0,25-0,5

giờ

0,5 -

2,5

giờ

≤ 5

giờ

Dùng trong vòng 15 phút trước hoặc ngay sau bữa ăn

glulisine (Apidra Solostar)

0,2-0,5 giờ

1,6 -

2,8 giờ

3 - 4

giờ

Dùng trong vòng 15 phút trước hoặc trong vòng 20 phút sau bữa ăn

Người-

tác dụng ngắn

Human regular (Actrapid)

IU

30-60 phút

2 giờ

6-8 giờ

Dùng khoảng 30

phút trước bữa ăn

31 ngày

Người-

tác dụng trung bình

Human NPH

IU

2-4 giờ

6 -7 giờ

10-20 giờ

Dùng 1-2 lần /ngày

31 ngày

Loại insulin

Đơn vị

Khởi đầu tác dụng

Đỉnh tác dụng

Thời gian
tác dụng

Thời điểm dùng thuốc

Thời gian bảo quản sau khi mở nắp

Analog-

tác dụng chậm, kéo dài

Insulin glargine (Lantus Solostar, INSUNOVA -G PEN)

U

30-60 phút

Không đỉnh

24 giờ

Dùng 1 lần /ngày, dùng cùng thời

điểm mỗi ngày

28 ngày

Insulin detemir

30-60 phút

Không đỉnh

24 giờ

2 lần /ngày hoặc 1 lần /ngày với bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ

42 ngày

Insulin degludec

30-90 phút

Không đỉnh

42 giờ

Dùng 1 lần /ngày vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày

56 ngày

Trộn, hỗn hợp

NPH/Regular 70/30

IU

0,5 giờ

2-12

giờ

18-24

giờ

Dùng 1-2 lần /ngày.

Dùng khoảng 30 – 45 phút trước bữa ăn

6 tuần

70% aspart protamin/ 30%

aspart (NovoMix® 30 FlexPen)

U

10-20

phút

1-4

giờ

18-24

giờ

Thường dùng 2 lần/ngày.

Dùng trong vòng 15 phút trước bữa ăn (đái tháo đường típ 1) hoặc trong vòng 15 phút trước hoặc ngay sau bữa ăn (đái tháo đường típ 2)

28 ngày

 

  1. Chỉ định
  • Điều trị bệnh nhân đái tháo đường cần điều trị bằng insulin.
  • Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2: sử dụng sớm insulin nên cân nhắc nếu có bằng chứng của dị hóa (giảm cân), triệu chứng tăng đường huyết, hoặc nếu mức A1C ≥9% hoặc mức glucose huyết rất cao ≥300 mg/dL (16.7 mmol/L).

1.3. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với hoạt chất insulin hoặc với một thành phần của thuốc.
  • Hạ glucose huyết.
    1. Thận trọng
  • Không nên chọn cách dùng insulin tích cực trong các trường hợp sau: không có khả năng tự theo dõi glucose huyết, thí dụ người già, không có máy thử đường, rối loạn tâm thần, nhiều bệnh đi kèm, biến chứng nặng (suy thận mạn giai đoạn cuối, tai biến mạch máu não…).
  • Giáo dục BN, người nhà, người chăm sóc nhận biết các triệu chứng của hạ glucose máu và phòng tránh các tình huống có thể hạ glucose máu.

1.5.      Ký hiệu và nồng độ insulin

-           Liều Insulin khi tiêm tính theo đơn vị, không tính theo mL

-           Chú ý phải dùng loại ống tiêm phù hợp với nồng độ thuốc: insulin loại U 40 phải dùng ống tiêm insulin 1mL=40 IU, insulin U100 phải dùng ống tiêm 1mL=100IU.

  1. Cách dùng

Cách sử dụng insulin

- Insulin chỉ được tiêm dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở bụng, phần trên cánh tay, đùi. Insulin được hấp thu thay đổi tùy tình trạng BN vị trí tiêm.

  • Đối với lọ: dùng bơm kim tiêm,  kim chếch 300-450 so với mặt da.
  • Đối với bút tiêm: đầu kim thẳng góc 900 so với mặt da.

Luân chuyển vị trí tiêm.

- Trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, lúc phẫu thuật, Regular insulin (Insulin thường) được sử dụng để truyền tĩnh mạch.

Dạng lọ

Bước 1: Kiểm tra insulin

Hỗn dịch bắt buộc phải làm đồng nhất để đảm bảo đúng liều lượng. Xoay tròn ít nhất 10 lần trong lòng bàn tay. Đảo ngược ít nhất 10 lần.

   

Bước 2: Vệ sinh

Nếu dùng lọ thuốc lần đầu, chưa mở nắp, hãy lật nắp bảo vệ bằng nhựa, nhưng KHÔNG tháo miếng đệm cao su. Lau miếng đệm cao su bằng bông cồn y tế.

 

Bước 3: chọn liều

Chọn đúng loại bơm tiêm (1ml = 40đơn vị, 1 ml = 100 đơn vị). Giữ bơm tiêm theo chiều kim tiêm hướng lên. Kéo pít-tông xuống cho đến khi đầu pít-tông đạt đến vạch số đơn vị liều lượng được chỉ định Ví dụ: liều 20 đơn vị như hình bên

Bước 4: lấy thuốc

Đâm kim tiêm xuyên qua nút cao su. Đẩy pít-tông hoàn toàn vào trong, đưa không khí vào trong lọ thuốc.

Xoay ngược lọ thuốc và bơm tiêm, từ từ kéo pít-tông xuống cho đến khi đầu pít-tông vượt qua 3-  đơn vị liều lượng được chỉ định Ví dụ: liều chỉ định là 20 đơn vị, kéo píttông đến khi đầu píttông đạt vạch 24 đơn vị Nếu có bọt khí trong ống tiêm, hãy vỗ nhẹ vào ống tiêm một vài lần để đẩy bọt khí lên đầu xi lanh. ừ từ đẩy pít-tông lên cho đến khi đầu pít-tông đạt đến

vạch số đơn vị liều lượng được chỉ định Ví dụ:    20 đơn vị

             

Bước 5: tiêm thuốc

Rút bơm tiêm khỏi lọ thuốc. Lưu ý phải hỏi bác sĩ nếu phải trộn các loại insulin. Thay đổi vị trí tiêm mỗi lần tiêm. Chọn vị trí tiêm Có thể tiêm dưới da vùng bụng mông, đùi hoặc cánh tay trên. Lau sạch da bằng bông cồn y tế.

Hãy để chỗ tiêm khô trước khi tiêm thuốc. Nên véo da để đảm bảo thuốc không vào lớp cơ. Kỹ thuật véo da: sử dụng ngón cái và ngón trỏ/ngón giữa để nâng da và mô dưới da lên, để lại cơ. Đưa kim tiêm vào da (tiêm dưới da,  chếch góc 30-450 so với bề mặt da. Đẩy pít-tông xuống. Giữ kim tiêm trong da trong ít nhất 5 giây để chắc chắn rằng đã tiêm đủ liều insulin.

  

Bước 6: rút kim

Rút kim tiêm ra khỏi da. Có thể thấy một giọt insulin ở đầu kim. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến liều nhận được. Nếu thấy máu sau khi lấy kim ra khỏi da, hãy ấn chỗ tiêm bằng bông cồn y tế. KHÔNG chà xát, xoa bóp quanh chỗ tiêm. Huỷ kim an toàn

  1. Liều dùng
  • Không có giới hạn liều insulin.
  • Insulin là thuốc có tác dụng hạ glucose máu mạnh nhất. Không có giới hạn trong việc giảm HbA1c.
  • Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin tác dụng trung bình hay tác dụng dài) là 0,1 – 0,2 đơn vị/kg cân nặng, tiêm dưới da vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày.
  • Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ típ 1- ĐTĐ típ 2) có biểu hiện thiếu hụt insulin nặng: liều khởi đầu insulin là: 0,25 – 0,5 đơn vị/kg cân nặng/ngày. Tổng liều Insulin chia thành 1/2 -1/3 dùng cho insulin nền (Degludec, Glargine, Detemir hoặc NPH), phần còn lại chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (Aspart, Lispro, Glulisine, hoặc Regular insulin).
  • Có thể dùng insulin trộn sẵn, thường insulin trộn sẵn tiêm 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng và chiều. Một số Insulin trộn sẵn loại analog có thể tiêm 3 lần/ngày.
  • Điều chỉnh liều insulin mỗi 3-4 ngày.
  • Bảo quản
  • Khi cấp phát lọ/bút tiêm insulin
  • Lọ/bút tiêm insulin cấp phát cho bệnh nhân cần được đựng trong hộp giấy hoặc được bao bọc bằng giấy (để tránh tiếp xúc gần với nước đá, đảm bảo insulin được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C, không bị đông lạnh), sau đó để vào trong túi nilon kín khí giao cho bệnh nhân để vào trong bình đựng có chứa sẵn nước đá.
  • Khi chưa mở lọ/bút tiêm
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2-8 oC) có thể bảo quản cho đến hết hạn sử dụng.
  • Không được để trong ngăn đá làm hỏng insulin.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
  • Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng)
  • Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng) có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng < 300 C từ 4-6 tuần (xem HDSD)
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
  • II. Đối với người bệnh

    2.1.  Bảo quản

  • Khi nhận lọ/bút tiêm tại nơi cấp phát.
  • Khi tái khám, người bệnh cần mang theo bình đựng (có chứa nước đá) có kích thước khoảng 10x20 cm vửa đủ đựng hộp lọ/bút tiêm để bảo quản insulin trong quá trình vận chuyển insulin từ nơi cấp phát insulin đến nhà.
  • Khi chưa mở lọ/bút tiêm
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2-8 oC) có thể bảo quản cho đến hết hạn sử dụng.
  • Không được để trong ngăn đá làm hỏng insulin.
  • Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng)
  • Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng) có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng < 300 C từ 4-6 tuần (xem HDSD).
  • 2.2. Cách dùng

    Dạng bút tiêm

    Bước 1: Tháo nắp

    Kéo thẳng nắp bút.

     

    Bước 2: Làm đồng nhất insulin

    Xoay tròn ít nhất 10 lần trong lòng bàn tay. Di chuyển bút lên xuống ít nhất 10 lần

    Bước 3: gắn kim

    Chọn một cây kim mới. Kéo miếng bảo vệ ra khỏi nắp kim ngoài. Đưa kim tiêm vào thẳng bút và vặn chặt kim. Kéo nắp kim ngoài ra. KHÔNG vứt bỏ. Kéo nắp kim trong ra và vứt đi.

      

    Bước 4: Kiểm tra bút

    Xoay nút chọn liều tiêm để chọn 2 đơn vị. Giữ bút cho kim hướng lên trên, gõ nhẹ ống thuốc vài lần để bọt khí di chuyển lên đỉnh ống thuốc. Giữ bút cho kim hướng lên trên. Nhấn và giữ nút liều xuống hết cỡ, nút chọn liều tiêm trở về 0 sẽ có một giọt insulin ở đầu kim. Nếu không thấy một giọt insulin, hãy lặp lạ. Nếu vẫn không thấy một giọt insulin, hãy thay kim và lặp lại.

      

    Bước 5: Chọn liều

    Kiểm tra bộ chọn liều được đặt ở 0. Xoay bộ chọn liều để chọn số lượng đơn vị bạn cần tiêm. Các con trỏ liều ngang với liều được chọn. Nếu chọn liều lượng sai, có thể xoay tới hoặc xoay ngược về liều đúng. Các số chẵn được in trên mặt số. Các số l được hiển thị dưới dạng gạch dòng. Bút có hiển thị số đơn vị còn lại như hình bên.

     

    Bước 6: Chọn vị trí tiêm

    Có thể tiêm dưới da vùng bụng mông, đùi hoặc cánh tay trên. Lau sạch da bằng bông cồn y tế. Hãy để chỗ tiêm khô trước khi tiêm thuốc.

     

    Bước 7: Tiêm thuốc

    Nên véo da để đảm bảo thuốc không vào lớp cơ. Kỹ thuật véo da: sử dụng ngón cái và ngón trỏ/ngón giữa để nâng da và mô dưới da lên, để lại cơ. Đưa kim vào da. Đảm bảo có thể thấy bộ đếm liều. Không che bằng ngón tay vì có thể ngăn chặn quá trình tiêm. Nhấn và giữ nút liều cho đến khi bộ đếm liều hiển thị “ ” + “ ” phải ngang với con trỏ liều, có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng “tách”. Giữ kim trong da sau khi bộ đếm liều đã trở về “0” và từ từ đếm đến 6 để đảm bảo đủ liều insulin.

      

    Bước 8: Rút kim

    Rút kim tiêm ra khỏi da. Có thể thấy một giọt insulin ở đầu kim. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến liều nhận được. Nếu thấy máu sau khi lấy kim ra khỏi da, hãy ấn chổ tiêm bằng bông cồn y tế. KHÔNG chà xát, xoa bóp quanh chổ tiêm.

    Bưóc 9: Hủy kim

    - Nếu có bình hủy kim (tại bệnh viện) thì không đậy nắp kim lại tránh bị kim đâm vào tay. Nếu người bệnh dùng thuốc thì cẩn thận trọng cho kim vào nắp kim ngoài, hủy kim an toàn.

     

    2.3. Hạ đường huyết

    a. Triệu chứng

  • Hạ glucose máu là biến chứng thường gặp nhất khi tiêm insulin. Có thể gặp trong các trường hợp: tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau tiêm insulin, vận động nhiều.
  • Dấu hiệu: đói, bồn chồn, hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh à tim đập nhanh, hồi hộp, đổ mồ hôi, lạnh run và buồn nôn, đói à bứt rứt, lú lẫn, nhìn mờ, mệt mỏi, nhức đầu, nói khó à hôn mê, co giật.
  • b. Xử trí

    - Khi có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần đo glucose huyết mao mạch ngay (nếu có máy) và ăn 1-2 viên đường (hoặc 1 miếng bánh ngọt hoặc 1 ly sữa...).

    c. Phòng ngừa

    - Nhận biết các triệu chứng của hạ glucose máu và phòng tránh các tình huống có thể hạ glucose máu.

    - Luôn đem theo bên người các thực phẩm có đường: kẹo, bánh ngọt, sữa,..

    - Không được bỏ bữa ăn, đặc biệt sau khi tiêm insulin.

    Tài liệu tham khảo:

  • BYT (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam lần 2, NXB Y học, tr.810-816.
  • BYT (2019), Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm, NXB Y học, tr.15-82.
  • BYT (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Quyết định số 5471/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • THƯ KÝ

     

     

    (đã ký)

     

     

    DS. Lê Hồng Du

    P.TRƯỞNG KHOA DƯỢC

     

     

    (đã ký)

     

     

    DS.CKI. Lê T.Hồng Quyên

    P.TRƯỞNG ĐƠN VỊ

    THÔNG TIN THUỐC

     

    (đã ký)

     

     

    Võ La Cường




Tập tin đính kèm

LÊ HỒNG DU Theo ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC - TTYT HUYỆN THOẠI SƠN




Thông báo


Tìm kiếm

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO