1
TTYT HUYỆN THOẠI SƠN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 01/TTT-ĐVTTT |
Thoại Sơn, ngày 01 tháng 08 năm 2023 |
THÔNG TIN THUỐC
Dị ứng thuốc
1. Dị ứng thuốc
- Định nghĩa: Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người
bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng
hoặc lymoho bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm. Dị ứng thuốc thường không
phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng
lâm sàng đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc đã gây
dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong.
- Dị ứng thuốc chiếm khoảng 10 -15% các phản ứng có hại do thuốc.
- Mọi loại thuốc đều có thể gây ra những phản ứng dị ứng, tuy nhiên, thuốc
kháng sinh, thuốc chống co giật, chống viêm không steroid và các thuốc điều trị gout
là những thuốc có tỷ lệ gặp cao nhất gây ra các phản ứng dị ứng.
- Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của dị ứng thuốc:
Vị trí |
Biểu hiện lâm sàng |
Toàn thân |
Sốc phản vệ, sốt, viêm mạch, sưng hạch, bệnh huyết thanh... |
Da |
Mày đay, phù mạch, sẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, mẫn cảm ánh sáng, đỏ
da toàn thân, hồng ban nhiễm sắc cố định, hội chứng Stevens-Johnson,
Lyell. |
Phổi |
Khó thở, viêm phế nang |
Gan |
Viêm gan, tổn thương tế bào gan |
Tim |
Viêm cơ tim |
Thận |
Viêm cầu thận, hội chứng thận hư |
Máu |
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, giảm bạch
cầu trung tính |
2. Dự phòng dị ứng
Căn cứ Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế) về việc “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ”:
- Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai
thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc
chỉ định sử dụng thuốc theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh,
bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.
- Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y
tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây
dị ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, giải thích kỹ
2
và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám
bệnh, chữa bệnh.
- Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được
đường dùng khác.
- Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây
phản vệ cho người bệnh.
- Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về
Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định tại Phụ lục V
ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
Tài liệu tham khảo:
1. BYT (2014, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn
dịch lâm sàng, Quyết định số 3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
2. BYT (2017), Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, Thông tư số
51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
THƯ KÝ
DS. Lê Hồng Du |
T Ư NG KHOA DƯ C
DS.CKI. Phùng T.T Phượng |
T Ư NG ĐƠN VỊ
THÔNG TIN THUỐC
Võ La Cường |
3
T UNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN
Khoa …………….…………….
THẺ DỊ ỨNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Họ tên: …………….……………………………………………. Nam □ Nữ □
Năm sinh: ………………………..
Số căn cước công dân: …………….……………. |
Dị nguyên/thuốc |
Nghi ngờ |
Chắc chắn |
Biểu hiện lâm sàng |
…………….…………………… |
□ |
□ |
…………………………….. |
…………….…………………… |
□ |
□ |
…………………………….. |
…………….…………………… |
□ |
□ |
…………………………….. |
…………….…………………… |
□ |
□ |
…………………………….. |
…………….…………………… |
□ |
□ |
…………………………….. |
Bác sĩ xác nhận chẩn đoán
(ký và ghi rõ họ tên)
SĐT: ……………………………………… |
Ngày cấp thẻ…………………………… |
BA ĐIỀU CẦN NHỚ
1) Các dấu hiệu nhận biết phản vệ:
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên có một trong những triệu chứng sau đây
• Miệng, họng: Ngứa, phù môi, lưỡi, khó thở, khàn giọng.
• Da: ngứa, phát ban, đỏ da, phù nề.
• Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng.
• Hô hấp: khó thở, tức ngực, thở rít, ho.
• Tim mạch: mạch yếu, choáng váng.
2) Luôn mang adrenalin theo người.
3) Khi có dấu hiệu phản vệ:
“Tiêm bắp adrenalin ngay lập tức”
“Gọi 115 hoặc đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất” |