kiến thức y khoa

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ thế nào?
[ Cập nhật vào ngày (21/09/2023) ]

Nếu bản thân bị đau mắt đỏ, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để hạn chế lây bệnh sang người khác.


Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ thế nào?

Nếu bản thân bị đau mắt đỏ, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để hạn chế lây bệnh sang người khác.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.

- Tránh chạm hoặc dụi tay vào mắt. Điều này có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang mắt còn lại.

- Làm sạch chất dịch xung quanh mắt vài lần trong ngày bằng khăn sạch, ướt hoặc tăm bông. Vứt bỏ tăm bông sau khi sử dụng, giặt khăn bằng nước nóng và chất tẩy rửa, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.

- Không sử dụng chung 1 chai thuốc nhỏ mắt cho mắt nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

- Giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Đồng thời, bạn hãy rửa tay sau khi đã xử lý các vật dụng đó.

- Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ khoa Mắt thấy an toàn mới đeo lại.

- Làm sạch, bảo quản và thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính mắt.

- Không đi bơi trong giai đoạn mắc bệnh.

Trường hợp ở gần người đau mắt đỏ, có thể giảm nguy cơ lây bệnh bằng cách:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng. Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.

- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng mà người đó sử dụng.

- Tránh chạm vào mắt khi chưa rửa tay.

- Không dùng chung các vật dụng của người đau mắt đỏ.

Nên thực hiện các bước sau để tránh tái nhiễm sau khi đã chữa khỏi đau mắt đỏ:

- Vứt bỏ và thay thế các dụng cụ trang điểm đã sử dụng khi bị đau mắt đỏ.

- Vứt bỏ kính áp tròng và hộp đựng đã sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng.

- Làm sạch kính mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ:

- Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.

 

- Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc đang hoạt động có thể sử dụng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngăn ngừa việc chạm vào mắt thường xuyên.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

- Khi thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.

- Khi thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).

- Khi triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.

- Khi mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn.

- Khi bạn có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức./.




Tổ TTGDSK - TTYT huyện Thoại Sơn Theo Nguồn (CDC - TP. Hồ Chí Minh)




Text/HTML

Thông báo


Tìm kiếm

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO