kiến thức y khoa

PHÒNG CHỐNG CÚM A(H5N1)
[ Cập nhật vào ngày (17/03/2023) ]

Bệnh cúm A(H5N1) là một bệnh truyền nhiễm lây từ gia cầm sang người. vi-rút gây bệnh có độc lực rất cao, có khả năng gây tử vong. Bệnh cúm A(H5N1) lây truyền do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm đã bị bệnh, do ăn các sản phẩm chế biến từ gia cầm bị bệnh, thức ăn chưa được nấu chín như các món tái, tiết canh, … hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà không mặc đồ bảo hộ. Bệnh cũng lây qua bàn tay bẩn, thức ăn, nước uống khác bị nhiễm vi-rút.


PHÒNG CHỐNG CÚM A(H5N1)

Theo thông tin chia sẻ từ Tổ chức Y tế thế giới và cơ quan đầu mối quốc tế của Việt Nam, tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam), bước đầu ghi nhận 2 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm A(H5N1), trong đó có 1 bệnh nhi tử vong và một số trường hợp bệnh nghi ngờ.

Bệnh cúm A(H5N1) là một bệnh truyền nhiễm lây từ gia cầm sang người. vi-rút gây bệnh có độc lực rất cao, có khả năng gây tử vong.

Bệnh cúm A(H5N1) lây truyền do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm đã bị bệnh, do ăn các sản phẩm chế biến từ gia cầm bị bệnh, thức ăn chưa được nấu chín như các món tái, tiết canh, … hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà không mặc đồ bảo hộ. Bệnh cũng lây qua bàn tay bẩn, thức ăn, nước uống khác bị nhiễm vi-rút.

Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu cho người. Vì vậy phòng bệnh là biện pháp tốt nhất mà mọi người cần thực hiện. Cụ thể như sau:

  1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống:
    • Rửa tay bằng xà bông và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm.
    • Vệ sinh cá nhân hàng ngày.
    • Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh. Chỉ ăn ăn thịt, sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch. Nấu chín kỹ mới ăn.
    • Không ăn tiết canh đặc biệt là tiết canh gà, vịt.
  2. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh:
    • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh.
    • Không vận chuyển, mua bán gia cầm mắc bệnh.
    • Khi cần tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, kính, mũ, áo, giày, găng tay, rửa tay bằng xà bông hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
    • Những người mắc bệnh mãn tính không nên tiếp xúc với nguồn bệnh./.

 




CDC An Giang




Text/HTML

Thông báo


Tìm kiếm

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO